Khi bạn vẫn đang nghèo khó thì tốt nhất là đừng nên "cao giọng dạy dỗ người khác", đừng cố gắng làm những thứ vượt quá khả năng và cũng đừng để mọi người thương hại.
Đừng nên thuyết giáo
Khi bạn sống trong cảnh túng bấn, tốt nhất là đừng nói năng tùy tiện. Khi mà chuyện cơm ăn áo mặc của bản thân cũng không giải quyết được, thì dù bạn có nói ra điều gì, người ta cũng không tin bạn, không nghe bạn, dù là chuyện nhỏ hay to. Càng ra sức thuyết phục, bạn sẽ càng thất bại, bởi chẳng mấy ai tin vào điều bạn nói.
Khi bạn trong cảnh khó khăn, tốt nhất là nên dành nhiều thời gian lắng nghe, học hỏi và cảm nhận, thay vì "chém gió".
Ngạn ngữ dân gian có câu: "Người nghèo sống ở thành phố sầm uất chẳng ai hỏi han, người giàu sống trên núi cũng có họ hàng thăm nom", điều này cho thấy một thực tế rõ ràng của cuộc sống. Hoặc ví dụ, trong một bữa tiệc gặp gỡ, những người bông đùa ồn ào, được nhiều người hưởng ứng phần lớn là người thông tuệ, có tiền tài, kể cả có chút khuyết điểm thì vẫn được xuề xòa, bỏ qua cho được. Còn người đã tay trắng, lại ồn ào, nói năng "văng mạng" sẽ chỉ khiến người khác chê cười mà thôi.
Thực tế cuộc sống cho thấy, làm bất cứ việc gì, trước hết bạn cũng cần phải có năng lực, sau đó là có thành tích, thì khi ấy bạn mới có đủ tự tin, điều bạn nói ra mới được người khác công nhận. Ngược lại, nếu bạn không nổi bật, điều bạn nói ra bị coi là khoe khoang, bạn trở thành "thùng rỗng kêu to" mà thôi.
Đừng nên làm điều quá sức
Dân gian Trung Quốc có câu: "Sức hèn chớ vác nặng nhiều, nói không trọng lượng chớ điều khuyên ai". Điều này có nghĩa là nếu bạn yếu đuối, sức lực bạn có hạn, thì đừng làm những việc quá sức gánh vác của bản thân.
Thực tế, nhiều người thiếu năng lực nhưng lại luôn tham vọng ở vị trí cao, dẫn đến những việc làm sai lầm, tự đưa mình vào tình thế nguy hiểm. Điều này không bao giờ được coi là "nỗ lực", mà chỉ là sự sĩ diện dẫn đến mang vạ vào thân mà thôi.
Trong thực tế cuộc sống, bạn cần phải biết thực lực của mình, đồng thời không ngừng học hỏi và tích lũy kinh nghiệm để có thêm cơ hội và năng lực, như vậy, bạn mới từng bước tiến bộ.
Đừng vội chạy đi tìm người thân
Nhiều người sẽ hỏi: Khi khó khăn, tìm tới người thân để cậy nhờ giúp đỡ không lẽ là sai? Đương nhiên hoạn nạn mới cần nhờ tới nhau, nhưng câu nói này phản ánh một khía cạnh khác.
Nếu bạn tìm kiếm sự gắn kết, hỗ trợ lời khuyên, tư vấn thì đúng, nhưng nếu cứ mỗi lần khó khăn, bạn lại chạy đến nhà người khác để chạy vạy, xin xỏ, thì dần dần, bạn sẽ chỉ càng mất đi người thân mà thôi. Trong mắt mọi người, bạn trở nên đáng thương hại, là thành phần nghèo khó, khiến người ta giúp một lần còn được, giúp nhiều lần là cảm thấy khó chịu, muốn lánh xa.
Thực tế cuộc sống, khi khó khăn, trước khi tìm người thân giúp, hãy tự mình tìm cách giải quyết. Chớ vội nhờ vả người khác rồi biến mình thành kẻ ỷ lại, dựa dẫm, tự mình giảm giá trị của mình trong mắt đám đông.
Theo Aboluowang
0 comments:
Đăng nhận xét