LOGOS đã bổ nhiệm Glenn Hughes, cựu Giám đốc quản lý vốn PwC Việt Nam làm người đứng đầu tại Việt Nam vào tháng 1/2020. Tương lai, LOGOS sẽ tập trung vào việc mua lại và phát triển các thương hiệu thuộc lĩnh vực logistics, đánh mạnh vào phân khúc cốt lõi là thương mại điện thử, thực phẩm và kho lạnh.
Tập đoàn bất động sản LOGOS - thành viên của Công ty quản lý quỹ ARA – có trụ sở tại Sydney cho biết đang huy động 1,2 tỷ USD để thâm nhập vào thị trường Việt Nam và Hàn Quốc, theo DealStreet Asia.
Về LOGOS, Công ty thành lập vào năm 2010 với sáng lập viên là John Marsh và Iliffe, sau đó được ARA mua lại vào tháng 3/2020 và chuyên hoạt động trong lĩnh vực bất động sản khu công nghiệp (bao gồm bất động sản hậu cần). Đến tháng 6 năm nay, LOGOS có hơn 6 triệu m2 bất động sản sở hữu và phát triển, giá trị vào khoảng 7,16 tỷ USD thông qua 20 dự án liên doanh.
Đại diện là ông Iliffe nói, LOGOS đang gọi vốn khoảng 400 triệu USD cho chiến lược tại Việt Nam cùng con số vào Hàn Quốc dự kiến lên đến 800 triệu USD. Trước đó, LOGOS đã từng huy động vốn từ các nhà đầu tư chiến lược như Canada Pension Plan Investment Board (CPPIB), Ivanhoe Cambridge... cho kế hoạch mở rộng sang các thị trường Singapore, Indonesia.
Trở lại với chiến lược sắp tới, ông Iliffe nhận định: "Việt Nam 2 năm trở lại đây mở rộng quan hệ quốc tế ngày càng sâu và rộng. Theo đó, chúng tôi lần đầu nhận được đề nghị đến Việt Nam để hỗ trợ khách hàng, đặc biệt tại Tp.HCM. Và hôm nay chúng tôi quyết định mở rộng kinh doanh sang Việt Nam, cam kết hỗ trợ khách hàng lâu dài tại đây".
Cũng theo vị này, trong giai đoạn thế giới suy thoái do chiến tranh thương mại, sự phân cấp chuỗi cung ứng toàn cầu cùng sự bùng nổ mạnh mẽ của thương mại điện tử, thị trường Đông Nam Á nổi lên như một cơ hội đầu tư đầy tiềm năng. LOGOS đã bổ nhiệm Glenn Hughes, cựu Giám đốc quản lý vốn PwC Việt Nam làm người đứng đầu tại Việt Nam vào tháng 1/2020. Tương lai, LOGOS sẽ tập trung vào việc mua lại và phát triển các thương hiệu thuộc lĩnh vực logistics, đánh mạnh vào phân khúc cốt lõi là thương mại điện thử, thực phẩm và kho lạnh. Trong đó, LOGOS tuyên bố: "Chúng tôi sẽ đón đầu nhu cầu trong tương lai của khách hàng".
Trước khi đánh tiếng thâm nhập Việt Nam, LOGOS đã có sự rà soát và đặc biệt đánh giá cao về sự cạnh tranh hiện tại. Có thể nói, thị trường bất động sản công nghiệp ở Việt Nam, bao gồm đất công nghiệp, nhà xưởng xây sẵn, nhà kho và các bất động sản hậu cần khác vẫn còn đang trong giai đoạn mới phát triển.
Ghi nhận bởi LOGOS, BW Industrial - liên doanh giữa Warburg Pincus và Becamex IDC - đã tuyên bố là nền tảng công nghiệp lớn nhất Việt nam với tổng vốn đầu tư lên đến 215 triệu USD. Chưa kể, "gã khổng lồ" hậu cần toàn cầu là GLP đầu năm 2020 cũng đã thành lập cơ sở tại Việt Nam. Ngoài ra, không thể bỏ qua các công ty thâm niên trong lĩnh vực bất động sản khu công nghiệp hiện nay như VSIP - liên doanh giữa Becamex và Sembcorp Development (Singapore), cùng các tập đoàn lớn nội địa khác.
"Thực tế, cạnh tranh là yếu tố không thể thiếu trong bất kỳ lĩnh vực cũng như thị trường nào. Trong đó, vị thế cạnh tranh được định hình dựa trên sự thấu hiểu về nhu cầu khách hàng cả hiện tại lẫn tương lai", đại diện LOGOS nói. Như vậy, hãng sẽ tập trung tìm nguồn cung ứng cũng như cố gắng đáp ứng nhu cầu khách hàng, từ đó nhận về sự hỗ trợ để phát triển tại Việt Nam.
Thông tin thêm, trước khi chính thức quyết định mở rộng sang Việt Nam và Hàn Quốc, LOGOS đã rót khoảng 400 triệu USD vào thị trường Indonesia (năm 2019). Ngược lại, Công ty đã dừng hoạt động tại Trung Quốc với tổng đầu tư lên đến 800 triệu USD vào tháng 4/2020.
Theo Trí thức trẻ
0 comments:
Đăng nhận xét