Với kỳ vọng cao về sự phục hồi lợi nhuận mạnh mẽ năm 2021 khi EPS 2021 được dự báo tăng 29% so với năm nay, VDSC cho rằng VN-Index có thể đóng cửa quanh mức 900 tương đương với mức PE dự phóng 2020 là 16,5x vào cuối năm.
Nguyên nhân chính khiến tình trạng bán tháo diễn ra ở Việt Nam và các thị trường khác là do e ngại về thanh khoản. Tuy nhiên, điều này sẽ không còn gây ra đợt bán ròng thứ hai nhờ sự hỗ trợ thanh khoản mạnh mẽ của Fed và các ngân hàng Trung ương khác.
Đô la Mỹ dồi dào sẽ hỗ trợ thị trường mới nổi ngăn chặn một đợt rút tiền ròng mạnh khác cũng như giữ đồng đô la Mỹ yếu. Từ dữ liệu lịch sử, VDSC nhận thấy rằng dòng vốn vào thị trường mới nổi có mối tương quan nghịch với đô la Mỹ. Bloomberg gần đây đã ghi nhận sự quay trở lại của các nhà đầu tư nước ngoài thông qua ETF tại một số thị trường mới nổi trong 3 tháng qua, trong đó có Việt Nam. Vaneck ETF và FTSE Vietnam ETF đã thu hút lần lượt 11 triệu USD và 6 triệu USD trong tháng 7 so với việc bị rút ra 26 triệu USD và 19 triệu USD trong tháng 3.
Các quỹ ETF nội mới là một điểm sáng trong việc thu hút vốn từ khối ngoại khi FUEVFVND ETF và FUESSVFL tăng thêm lần lượt 71 triệu USD và 22 triệu USD năm 2020 (số liệu tính đến ngày 7/8/2020). Mặc dù dòng tiền vào hai quỹ ETF này đã chậm lại trong những tuần gần đây, VDSC cho rằng các quỹ này vẫn có thể tiếp tục hút tiền do đặc thù trong việc giải quyết một phần bài toán giới hạn sở hữu nước ngoài.
Ngoài ra, thị trường kỳ vọng dòng tiền mạnh mẽ từ quỹ MSCI Frontier và các quỹ liên quan trong 6 tháng đầu năm 2020. Tuy nhiên, dòng tiền bị gián đoạn do hoãn lại việc đưa Kuwait vào MSCI Emerging Market Index từ tháng 5/2020 sang tháng 11/2020. Do đó, Ishare MSCI Frontier Market 100 ETF mô phỏng MSCI Frontier Market 100 Index có khả năng sẽ rót hơn 60 triệu USD vào thị trường chứng khoán Việt Nam, dựa trên đánh giá lại của MSCI. Ngoài ra, MSCI Frontier Market Index cũng tăng tỷ trọng của Việt Nam lên 25% từ khoảng 12% hiện nay.
VN-Index tương đối rẻ so với quá khứ nhưng hợp lý so với các nước trong khu vực
VDSC cho rằng VN-Index đang có định giá khá rẻ so với quá khứ. PE forward của VN-Index 2020 ước tính là 15,5x, thấp hơn so với PE trung bình 5 năm là 15,8x. PE năm 2021 dự kiến là 12,x, thấp hơn 24% so với PE trung bình 5 năm.
Trong khi đó, PE forward 2020 của VN-Index tương đối hợp lý so với các nước khi PE của VN-Index thấp hơn PE của các thị trường mới nổi và cao hơn một chút so với thị trường cận biên. Tuy nhiên, nếu nhìn sang năm 2021, PE của VN-Index ước tính sẽ giảm xuống dưới cả thị trường mới nổi và thị trường cận biên.
Cụ thể, Bloomberg concensus ước tính EPS 2020 của VN-Index giảm 14% so với năm trước, điều chỉnh từ dự báo tăng 11% hồi đầu năm. Tuy nhiên, chỉ số VN-Index cũng đã giảm gần 13% từ đầu năm. Do đó, VDSC cho rằng thị trường có thể đã phản ánh kỳ vọng hiện tại đối với EPS năm 2020.
Với kỳ vọng cao về sự phục hồi lợi nhuận mạnh mẽ năm 2021 khi EPS 2021 được dự báo tăng 29% so với năm nay, VDSC cho rằng VN-Index có thể đóng cửa quanh mức 900 tương đương với mức PE dự phóng 2020 là 16,5x vào cuối năm.
VDSC cho rằng mặc dù thị trường chứng khoán có sự phục hồi mạnh mẽ, nhưng tốc độ hồi sinh của nền kinh tế Việt Nam không nhanh như kỳ vọng trước đó. Trong khi thị trường dự báo nền kinh tế Việt Nam có thể phục hồi mạnh mẽ từ nửa cuối năm 2020, các chỉ số kinh tế không phản ánh điều đó khi chỉ số sản xuất công nghiệp và tổng doanh số hàng hóa và dịch vụ tăng nhẹ so với cùng kỳ năm trước. Hơn nữa, đợt bùng phát dịch thứ hai ở miền Trung sẽ khiến nền kinh tế Việt Nam mất nhiều thời gian hơn để trở lại nhịp độ bình thường. Bên cạnh đó, việc mở lại chuyến bay thương mại có thể phải trì hoãn cho đến khi vắc xin được phân phối rộng rãi.
Trong bối cảnh đó, VDSC đánh giá sự phục hồi chậm hơn dự kiến của Việt Nam dẫn đến lợi nhuận dự kiến trong năm 2020 và 2021 và hạn chế khả năng tăng trưởng của thị trường.
Theo Trí thức trẻ
0 comments:
Đăng nhận xét