Đây là thương vụ thâu tóm thứ 2 của đối tác Hàn Quốc với CTCK Việt Nam chỉ trong vòng 1 tháng. Trước đó trong tháng 8, The Kwangju Bank, Ltd đã mua lại CTCK Morgan Stanley Gateway và đổi tên thành Công ty TNHH Chứng khoán JB Việt Nam với vốn điều lệ 300 tỷ đồng.
Có thể bạn quan tâm: Bán nhà Cần Đước Long An
Mới đây, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã ra quyết định chấp thuận giao dịch làm thay đổi quyền sở hữu cổ phần chiếm từ 10% trở lên vốn điều lệ đã góp của CTCP Chứng khoán SJC (SJCS).
Theo đó, 11 cá nhân trong nước là cổ đông của SJCS đã chuyển nhượng toàn bộ 3,45 triệu cổ phiếu SJCS, tương đương tỷ lệ 65,01% cổ phần cho đối tác đến từ Hàn Quốc là Asam Asset Management. Mức giá của thương vụ chuyển nhượng này không được tiết lộ.
Được biết, Asam Asset Management được thành lập năm 1996 tại Hàn Quốc, hiện đang quản lý khối tài sản 310 tỷ Won (~270 triệu USD). Asam Asset Management hiện diện tại Việt Nam từ tháng 4/2018, chuyên thực hiện các nghiệp vụ nghiên cứu, phân tích, tư vấn đầu tư vào TTCK Việt Nam.
Về phần SJCS, trong những năm gần đây hoạt động của CTCK này tương đối ảm đạm. Nửa đầu năm 2020, SJCS lỗ 1,3 tỷ đồng, nâng lỗ lũy kế lên hơn 21 tỷ đồng. Sau khi chuyển nhượng cổ phần cho đối tác Hàn Quốc, các thành viên trong ban lãnh đạo CTCK này đã từ nhiệm và được thay thế bởi các thành viên đến từ Asam Asset Management.
Đây là thương vụ thâu tóm thứ 2 của đối tác Hàn Quốc với CTCK Việt Nam chỉ trong vòng 1 tháng. Trước đó trong tháng 8, The Kwangju Bank, Ltd đã mua lại CTCK Morgan Stanley Gateway và đổi tên thành Công ty TNHH Chứng khoán JB Việt Nam với vốn điều lệ 300 tỷ đồng.
Tính đến nay, thị trường Việt Nam đã có sự hiện diện của 8 CTCK có vốn Hàn Quốc, bao gồm Chứng khoán KIS, khoán Mirae Asset, Chứng khoán Pinetree (tiền thân HFT, được Hanwha mua lại), Chứng khoán KB Việt Nam (tiền thân chứng khoán Maritime), Chứng khoán Shinhan Việt Nam (tiền thân là Công ty Chứng khoán Nam An), Chứng khoán NH (tiền thân chứng khoán Woori CBV) và 2 thương vụ mới đây gồm Chứng khoán JB Việt Nam và Chứng khoán SJCS.
Gần đây, áp lực cạnh tranh đến từ các CTCK ngoại đang diễn ra một cách mạnh mẽ, đặc biệt đến từ nhóm CTCK vốn Hàn Quốc. Với tiềm lực tài chính hùng hầu, các CTCK ngoại đang ồ ạt tăng vốn lên hàng nghìn tỷ và gây ra áp lực cạnh tranh mạnh mẽ với các CTCK nội trên mọi phương diện, từ chất lượng dịch vụ cho tới số lượng chi nhánh và đặc biệt ở khả năng cung cấp nguồn vốn cho vay (margin).
Điều này có thể thấy khi top 10 CTCK có dư nợ margin lớn nhất thị trường thời gian gần đây thường có sự hiện diện của các CTCK ngoại, đặc biệt các CTCK Hàn Quốc. Trong quý 2 vừa qua, có 3 CTCK ngoại xuất hiện trong top 10 dư nợ và đều là các CTCK Hàn Quốc, bao gồm Mirae Asset (8.575 tỷ đồng), KIS (3.084 tỷ đồng) và KB Securities (2.339 tỷ đồng).
Thậm chí, không ít CTCK vốn Hàn Quốc với lợi thế nguồn vốn dồi dào, rẻ đã thực hiện giảm mạnh lãi suất cho vay margin, gây áp lực đáng kể tới các CTCK trong nước.
Nguồn Tri Thức Trẻ
0 comments:
Đăng nhận xét