Mức giá bán này cao hơn 100 tỷ đồng so với giá trị hợp lý lượng cổ phiếu này tại thời điểm 30/6/2020.
Tin liên quan: Vietjet lỗ vận chuyển hàng không 1.440 tỷ đồng trong 6 tháng, mức tích cực so với các hãng trên thế giới
Theo thông tin từ báo cáo tài chính bán niên 2020 của CTCP Hàng không Vietjet (Vietjet Air – VJC), hãng hàng không chi phí thấp cho biết đã bán quyền mua lại toàn bộ 50 triệu cổ phiếu Tổng công ty Dầu Việt Nam (PV Oil – OIL) hiện đang nắm giữ cho bên liên quan trong khoảng thời gian 6 tháng đầu năm.
Giá bán công bố là 500 tỷ đồng, tương ứng 10.000 đồng mỗi quyền mua. Phía Vietjet đã nhận về 300 tỷ đồng. Khoản mục này được ghi nhận vào doanh thu tài chính, góp phần làm tăng lên mức trên 1.000 tỷ đồng, gấp 5 lần cùng kỳ năm ngoái.
Giá bán quyền mua OIL thậm chí cao hơn giá trị hợp lý cổ phiếu này tại thời điểm 30/6, trên sổ sách chỉ được đánh giá khoảng 400 tỷ đồng. Ngoài mang ý nghĩa cơ cấu lại tài sản, mức giá này có thể được xem như khoản hỗ trợ của bên liên quan trong hoàn cảnh Vietjet nói riêng và ngành hàng không nói chung đang khốn khó vì COVID-19.
Thuyết minh không nêu rõ đâu là bên mua vào, nhưng ứng cử viên sáng giá nhất là Sovico. Bởi cách đây gần hai năm, công ty của tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo từng ngỏ ý muốn làm cổ đông chiến lược tại PV Oil.
Nguồn: BCTC VJC
Quay trở lại với Vietjet, việc rót tiền vào Tổng công ty dầu tỏ ra không mấy thành công dưới góc độ đầu tư cổ phiếu. Giá gốc 990 tỷ đồng, nhưng Vietjet đã phải trích lập dự phòng tới 590 tỷ đồng tính đến hết quý 2. Giá cổ phiếu OIL hiện tại dưới mức 8.000 đồng trên thị trường UPCoM, tức còn 29% so với mức giá tham chiếu ngày giao dịch đầu tiên.
Viejet là hãng hàng không Việt Nam duy nhất báo lãi trong quý II, mà thậm chí còn lãi lớn 1.063 tỷ đồng hợp nhất theo báo cáo tự lập. Tuy nhiên, tại báo cáo soát xét mới được công bố, doanh thu thuần của Vietjet giảm 10%, tương ứng 1.230 tỷ đồng sau kiểm toán. Lợi nhuận sau thuế giảm từ 74 xuống còn 47 tỷ đồng.
Giải trình của Vietjet cho biết, việc doanh thu giảm chủ yếu do công ty dời thời gian nhận tàu bay sang quý 4/2020, khiến thu bán tàu bay sụt giảm.
Đối với công ty mẹ, lợi nhuận ròng sau soát xét từ lỗ 2.112 tỷ đồng giảm còn lỗ 1.440 tỷ đồng do Vietjet đã được giảm 50% chi phí cất hạ cánh, chi phí phục vụ mặt đất và chi phí điều hành bay theo hỗ trợ từ Chính phủ. Đồng thời, hãng hàng không cũng đã giảm phần trích lập dự phòng chi phí quỹ bảo dưỡng, tối ưu hóa chi phí khai thác, vận hành theo giờ bay.
Vietjet và các cổ phiếu hàng không đang hồi phục.
Theo Nhịp sống kinh tế
0 comments:
Đăng nhận xét