Hạnh phúc của bạn phải do chính bạn định đoạt. Bạn có thể là một người tự chủ về mọi mặt nhưng chỉ cần có những dấu hiệu này thì sẽ luôn cảm thấy cuộc sống là không đủ.
Ai cũng muốn được hạnh phúc, nhưng không phải người nào cũng biết làm sao có được nó.
Khi gặp những trở ngại, nhiều người quên mất rằng hạnh phúc chưa bao giờ quá tầm với của họ, chính họ là người đã đẩy niềm vui, sự tích cực ra xa bản thân.
Dưới đây là 5 biểu hiện dễ thấy nhất ở người luôn cảm thấy bi quan, bế tắc:
Luôn phàn nàn
Cuộc sống là một hành trình mà trong chuyến đi đó có nhiều sỏi đá.
Những thăng trầm trong cuộc đời là điều ai cũng phải gặp, khó tránh việc than thân trách phận. Vấn đề không phải ở hành động phàn nàn, mà ở chỗ họ LUÔN LUÔN phàn nàn.
Nếu lúc nào cũng ca than, hành động này sẽ trở thành thói quen, và sớm có thể là bản năng. Dần dần, sự tiêu cực sẽ nuốt trọn con người bạn và cảm thấy thật khó khăn để nhìn nhận sự tích cực trong cuộc sống.
Những kiểu người này sẽ chỉ biết than phiền mà quên đi những thời gian đẹp đẽ, quý giá. Tất nhiên, thói quen này không hề tốt chỉ tinh thần và thể chất một chút nào, vì vậy dưới đây là một số gợi ý để tránh việc thường xuyên ca cẩm này:
- Học cách nói những điều tích cực, cổ vũ mọi người xung quanh và với chính bản thân.
- Nhìn vào những việc may mắn thay vì chỉ thấy sự xui xẻo, đừng tư bỏ khi mọi thứ không theo ý muốn của bạn
- Tự thưởng, tán dương vì những thành tựu đã đạt được.
Tự chỉ trích bản thân
"Biết mình biết ta, trăm trận trăm thắng", khi hiểu rõ thế mạnh và giới hạn của chính mình, bạn mới có thể tiến bộ.
Nhưng cần phân biệt giữa nhận thức được yếu điểm để khắc phục và tự chỉ trích, ghét bỏ chúng.
Rachel Simmons của tờ The New York Times đã viết: "Chỉ trích bản thân làm tăng sự tự ti, căng thẳng. Những người này không biết làm gì khác ngoài tập trung vào những khuyết điểm đó".
Kiểu người này luôn thu mình lại, sợ làm phiền mọi người và luôn cảm thấy bản thân không đủ tốt. Họ quá chú ý về việc không được mắc lỗi sai – dù sai lầm là điều ai cũng phạm phải.
Dưới đây là các cách có thể áp dụng để loại bỏ giọng nói tự phán xét đó:
- Học cách chấp nhận lỗi sai, đón nhận những bài học từ chúng cho các lần sau. Luôn ghi nhớ đừng mong chờ sự hoàn hảo mà tập trung vào sự phát triển mỗi ngày.
- Dừng việc chỉ nhìn vào lỗi sai mà nên cổ vũ bản thân về những việc đã làm được
Chờ đợi người khác đem đến niềm vui
Nhiều người chỉ biết đón nhận niềm vui mà không tự chủ động tìm kiếm, mà quên mất rằng mỗi người phải tự chịu trách nhiệm với cuộc đời của mình. Nếu chỉ biết mong chờ người khác đem lại hạnh phúc thì bạn chỉ nhận về sự thất vọng mà thôi.
Có một sự thật là: niềm vui phụ thuốc vào thái độ sống và cách lựa chọn cảu bạn hơn là các tác nhân bên ngoài.
Thay vì dành thời gian chờ đợi ai đó hoặc điều gì đó xảy đến, hãy tự khiến bản thân hạnh phúc.
Một vài lời khuyên để vui vẻ hơn:
- Hãy bắt đầu từ hôm nay! Coi mỗi ngày là một món quà quý giá không bao giờ có lại được và tạo ra những kỷ niệm khó quên.
- Đừng trì hoãn những kế hoạch bạn đang ấp ủ nữa.
- Làm những điều chưa thử và dừng việc so sánh bản thân với người khác
Không biết cách tha thứ
Tha thứ có thể là một hành động khó khăn nhưng cần học cách bỏ qua để trưởng thành. Đừng quan niệm rằng tha thứ là quên đi lỗi lầm mà tha thứ là để trả sự tự do cho chính bạn.
Tha thứ là cách thừa nhận lỗi lầm và để nó ngủ yên trong quá khứ để tiến tới phía trước. Robert Enright của tạp chí The Greater Good viết: "Học cách tha thứ nâng cao lòng tự trọng và củng cố sức mạnh nội lực của mỗi người".
Dành thời gian với những người tiêu cực
Ông cha ta có câu: "Gió tầng nào gặp mây tầng đó" là không sai, nguồn năng lượng bạn tỏa ra ra sao sẽ thu hút những người bạn cùng tần số như vậy.
Đúng là cần sự chia sẻ từ những người bạn, tuy nhiên cần phải có giải pháp cho vấn đề chứ không thể ngồi than thân trách phận cả ngày trời.
Để khắc phục nên làm những điều này:
Biết chọn bạn mà chơi, nhớ rằng bạn là kết quả của 5 người dành nhiều thời gian nhất, hãy ở cạnh những người sống tích cực và có nhiều thứ để học tập.
*Theo Medium
Nguồn Tri Thức Trẻ
0 comments:
Đăng nhận xét