Việc cơ cấu danh mục đầu tư được cho là một trong những nguyên nhân khiến khối ngoại bán ròng thời gian qua. Khối ngoại bán ròng và để dưới trạng thái tiền mặt chứ không rút khỏi thị trường.
Tin liên quan: Vì sao khối ngoại bán ròng giá trị hàng tỷ USD tại Việt Nam trong hơn một năm qua?
Thứ nhất, sau khi Chính phủ Mỹ liệt kê Việt Nam vào danh sách có biểu hiện thao túng tiền tệ khiến nhà đầu tư nước ngoài tỏ ra quan ngại. Thứ hai, các chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp thời gian qua không nhiều - dẫn đến lo ngại khó khăn có thể quay trở lại khi những chính sách này kết thúc.
Thứ 3 đến từ việc cơ cấu danh mục đầu tư của các quỹ ngoại. Thời điểm nhà đầu tư nước ngoài giải ngân, VN-Index chỉ hơn 600 điểm. Hiện tại, chỉ số này xung quanh vùng 1.2000 điểm, P/E của TTCK đã lên 17-18 lần. Vì vậy, đây là thời điểm để khối ngoại cơ cấu danh mục đầu tư.
Ông Sơn cho biết thêm, khối ngoại trước đây sở hữu 21-22% tổng số cổ phiếu lưu hành trên thị trường chứng khoán và hiện mới chỉ rút ra khoảng 3%, xuống 18,5%. Quan trọng hơn, khối ngoại bán ròng và để dưới trạng thái tiền mặt chứ không rút khỏi thị trường.
Ông Vũ Bằng - Nguyên Chủ tịch UBCKNN chia sẻ thêm lượng tiền mặt của nhà đầu tư ngoại trên tài khoản hiện khoảng 2,7 tỷ USD, trong khi con số cuối năm 2020 là 1,2 tỷ USD.
Về vấn đề quỹ KIM bán ròng thời gian qua, ông Sơn đánh giá các khoản đầu tư đều lãi lớn nên việc cơ cấu danh mục là bình thường. “Trong những phiên gần đây, khối ngoại cũng có dấu hiệu mua ròng trở lại. Nhà đầu tư nước ngoài nhiều khi bán sớm nên dòng vốn ngoại cũng không phải là tham chiếu để lo ngại..
Theo ông Trần Hoàng Sơn - Giám đốc chiến lược thị trường, Công ty Chứng khoán MB (MBS), nhà đầu tư nước ngoài rút ra hơn 100 tỷ USD khỏi các thị trường mới nổi. Đại dịch Covid-19 khiến dòng vốn thay đổi, xảy ra xu hướng bán ròng lớn nhất trong 10 năm qua tại Việt Nam. Xu hướng này tiếp tục vào đầu năm 2021, được thúc đẩy bởi lợi suất trái phiếu chính phủ (TPCP) Mỹ tăng nhanh.
Ông Sơn lý giải xu hướng trên đến từ lợi suất TPCP Mỹ tăng khiến tỷ giá ở các thị trường mới nổi mất giá nhanh, giá USD tăng cao trở lại. Rủi ro tỷ giá, khiến tỷ giá USD ở một số nước chạy từ 5-7%, khiến nhà đầu tư ngoại nhanh chóng rút vốn ra để bảo toàn vốn. Ở Hàn Quốc, USD tăng giá gần 4% nên quỹ đầu tư lớn của Hàn Quốc đã rút tới hơn 60 triệu USD khỏi thị trường Việt Nam. Lợi suất trái phiếu tăng do kỳ vọng lạm phát, giá hàng hoá cơ bản tăng. Đức đưa ra số liệu lạm phát cao nhất trong nhiều 5 năm trở lại đây. Yếu tố này tác động tới tỷ giá khiến nhà đầu tư bán ròng.
Một lý do nữa được chuyên gia của MSB đưa ra là dòng tiền đang quyết định. Chính phủ các nước tung các gói hỗ trợ chưa từng có, Mỹ đã bơm 300 tỷ USD ra nền kinh tế, khiến thị trường chứng khoán Mỹ tăng trưởng mạnh. Còn Việt Nam lãi suất thấp nhất trong chu kỳ 10 năm nhưng chính sách tài khoá hỗ trợ chưa thấy rõ. Bên cạnh đó, Trung Quốc cũng đang hạ đòn bẩy, cung tiền giảm nhanh, dẫn tới vỡ nợ trái phiếu chính quyền địa phương và trung ương. Lượng trái phiếu vỡ nợ hơn 10 tỷ USD không quá lớn nhưng khiến thị trường chứng khoán Trung Quốc giảm mạnh. Điều này khiến dòng vốn ngoại tại Việt Nam cũng bị ảnh hưởng.
Nguồn NDH
0 comments:
Đăng nhận xét