Ba cổ đông nước ngoài có liên quan tới quỹ đầu tư Dragon Capital của Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) vừa có thông báo về việc đăng ký bán hơn 107 triệu cổ phiếu ACB với mục đích thoái vốn, dự kiến thu về gần 3.500 tỷ.
Ba quỹ liên quan tới ông Dominic Scriven (Chủ tịch quỹ đầu tư Dragon Capital ) đăng ký bán ròng hơn 100 triệu cổ phiếu ACB , dự kiến thu về khoảng 3.500 tỷ đồng. Đây là đợt thoái vốn lần thứ hai của nhóm quỹ đầu tư nước ngoài tại ACB.
Trong đó, quỹ First Burns Investments Limited đang ký bán hơn 53,5 triệu cổ phiếu ACB đang nắm giữ, tương đương 2,475% vốn điều lệ ngân hàng. Trong khi Asia Reach Investments Limited cũng đăng ký bán hơn 54,3 triệu cổ phiếu, tương ứng 2,51%. Đây là toàn bộ số cổ phiếu ACB mà 2 quỹ đầu tư trên nắm giữ sau đợt thoái vốn đầu tiên diễn ra vào tháng 10/2020.
Trong đợt thoái vốn lần hai này, phương thức giao dịch dự kiến được thực hiện là khớp lệnh hoặc thỏa thuận thông qua hệ thống giao dịch trực tuyến của HOSE, thời gian dự kiến diễn ra từ 10/3 đến 8/4.
Đáng chú ý, động thái bán ra của 2 quỹ đầu tư nói trên diễn ra trong bối cảnh cổ phiếu ACB đang ở vùng giá cao nhất kể từ khi niêm yết năm 2006 đến nay, đạt 32.450 đồng/cổ phiếu (cuối ngày 5/3).
Tính trong 6 tháng gần nhất, ACB cũng đã tăng hơn 60% thị giá từ vùng 20.000 đồng/cổ phiếu lên hiện tại. Đây là một trong những cổ phiếu ngân hàng có mức tăng mạnh nhất 2 quý gần đây.
Cổ phiếu ACB đang được giao dịch ở vùng giá cao nhất từ trước đến nay. Chốt ngày 5/3, mỗi cổ phiếu ACB đứng ở mức 32.450 đồng một cổ phiếu. Ước tính theo giá này, số cổ phiếu nhóm quỹ Dragon Capital bán ròng có giá trị khoảng 3.250 tỷ đồng.
Trong lần thoái vốn hồi tháng 10/2020, First Burns Investments Limited và Asia Reach Investments Limited cũng bán ra lần lượt 13,7 triệu cổ phiếu và 32,9 triệu cổ phiếu ACB, nhưng vùng giá khi đó mới ở mức 24.000 đồng/cổ phiếu, tương đương giá trị vào khoảng 1.100 tỷ đồng. Theo công bố của cả 2 quỹ đầu tư trong lần thoái vốn này, mục đích giao dịch là để thu hồi tiền mặt.
Ở thời điểm 2019, Asia Reach Investments, First Burns lnvestments cùng Dragon Financial Holdings nắm giữ tổng cộng hơn 14% vốn ngân hàng phía Việt Nam.
Dù 2 quỹ ngoại nói trên đã đăng ký thoái sạch vốn khỏi ACB nhưng theo báo cáo đầu tư của Vietnam Enterprise Investments Limited (VEIL) thuộc Dragon Capital, tính đến cuối tháng 2 năm nay, khoản đầu tư vào cổ phiếu ACB vẫn chiếm 9,42% tổng giá trị danh mục của quỹ.
Đây cũng là khoản đầu tư lớn 3 trong danh mục với giá trị tương đương gần 190 triệu USD, xếp sau khoản đầu tư vào Hòa Phát (HPG) với giá trị 235 triệu USD và Thế giới Di động (MWG) với 191 triệu USD.
Nhiều năm liên tiếp khoản đầu tư tại ACB luôn nằm trong top những khoản đầu tư lớn nhất của Vietnam Enterprise Investments tại thị trường Việt Nam. Khoản đầu tư kể trên được VEIL nắm giữ thông qua Dragon Financial Holdings, hiện là cổ đông sở hữu 149,6 triệu cổ phiếu ACB.
Ngoài nhóm cổ đông nước ngoài liên quan Dragon Capital, hiện ACB còn một nhóm cổ đông lớn nước ngoài nữa là Alp Asia Finance cũng nắm giữ gần 10% vốn nhà băng sau khi mua lại từ nhóm Standard Chartered năm 2018.
Ở chiều ngược lại, một cổ đông ngoại khác của ACB là DC Developing Markets Strategies PLC (sở hữu 0,13% vốn) cũng mới đăng ký mua 5 triệu cổ phiếu từ ngày 1/3 đến 8/4 để nâng sở hữu tại đây lên 0,362%, gần 7,83 triệu cổ phiếu. Số tiền dự kiến quỹ này phải chi ra vào khoảng 166 tỷ đồng.
Hơn 2,16 tỷ cổ phiếu ACB chính thức niêm yết giao dịch trên HOSE
Hơn 2,16 tỷ cổ phiếu ACB chính thức niêm yết giao dịch trên HOSE
Ngày 9/12, hơn 2,16 tỷ cổ phiếu ACB của Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) chính thức được đưa vào niêm yết giao dịch trên Sở Giao dịch Chứng khoán Tp.Hồ Chí Minh (HOSE). Đây là ngân hàng thứ 3 thực hiện chuyển sàn trong năm nay và trở thành ngân hàng thứ 13 niêm yết trên HOSE.
Tổng giá trị chứng khoán niêm yết của cổ phiếu ACB đạt 21.615 tỷ đồng. Giá tham chiếu trong ngày giao dịch đầu tiên là 26.400 đồng/cổ phiếu, biên độ dao động giá /-20%.
Ngân hàng TMCP Á Châu chính thức đi vào hoạt động vào tháng 6/1993 với vốn điều lệ ban đầu là 20 tỷ đồng, sau nhiều lần thực hiện điều chỉnh, hiện nay vốn điều lệ của ngân hàng đạt hơn 21.615 tỷ đồng.
Các lĩnh vực kinh doanh chính của ACB gồm các sản phẩm, dịch vụ tài chính ngân hàng cho khách hàng cá nhân, hộ gia đình và doanh nghiệp; hoạt động huy động vốn; hoạt động tín dụng; hoạt động kinh doanh ngoại tệ và thanh toán...
Theo Báo cáo tài chính hợp nhất trong bản cáo bạch của Ngân hàng ACB, năm 2018 và 2019, doanh thu của ngân hàng lần lượt đạt 14.033 tỷ đồng và 16.097 tỷ đồng; lợi nhuận sau thuế tương ứng đạt 5.137 tỷ đồng và 6.010 tỷ đồng. Riêng 9 tháng năm 2020, doanh thu của ngân hàng đạt 12.966 tỷ đồng tương ứng lợi nhuận sau thuế đạt 5.133 tỷ đồng.
Việc chuyển sàn sang HOSE được nhận định sẽ mang lại nhiều cơ hội, lợi thế cho ACB trong việc tiếp cận vốn, nâng cao uy tín và thương hiệu... Đặc biệt, với tiềm năng, thế mạnh của ngân hàng, cổ phiếu ACB có cơ hội lọt vào các rổ chỉ số như VN30, VNDiamond và VNFIN Lead.
Kết thúc phiên giao dịch buổi sáng, giá cổ phiếu ACB đạt 28.500 đồng/cổ phiếu, tăng 2.100 đồng/cổ phiếu. Trước khi chuyển sàn, giao dịch cổ phiếu ACB trên sàn Upcom khá sôi động, nhất là có sự tham gia của các quỹ đầu tư nước ngoài. Đầu tháng 11/2020, DC Developing Markets Strategies Public Limited Company đã mua hơn 2,8 triệu cổ phiếu ACB, tương đương tỷ lệ 0,13%.
Trong tháng 10, cổ phiếu ACB trở thành khoản đầu tư lớn thứ 5 của VinaCapital Vietnam Opportunity Fund (VOF), chiếm 4,9% tổng giá trị tài sản ròng của quỹ, tương đương gần 46,3 triệu USD (gần 1.100 tỷ đồng).
Đáng chú ý, mới đây lãnh đạo ACB xác nhận sẽ phân phối độc quyền các sản phẩm nhân thọ của Sunlife Việt Nam trong vòng 15 năm, từ tháng 1/2021.
Khoản phí trả trước được xác nhận là 370 triệu USD (khoảng 8.500 tỷ đồng, tương đương với lợi nhuận trước thuế cả năm 2020 của ACB) cho tập 3,6 triệu khách hàng của ngân hàng.
Điều này được giới đầu tư kỳ vọng mang lại nhiều tín hiệu khả quan cho cổ phiếu ngân hàng này trong thời gian tới./.
Nguồn Việt Giải Trí
0 comments:
Đăng nhận xét