Sáng 19-7, Bộ Y tế cho biết có thêm 2.015 ca bệnh COVID-19 mới, riêng TP.HCM 1.535 ca. Tại Hà Nội, trong ngày 18-7 đã ghi nhận 37 ca bệnh mới, cao nhất trong nhiều ngày trở lại đây.
Đồ họa: NGỌC THÀNH
Bản tin 6h ngày 19-7 có 2.015 ca mắc mới (BN53831-55845) gồm 1 ca cách ly ngay sau khi nhập cảnh tại Hà Nội. 2.014 ca ghi nhận trong nước, trong đó 1.688 ca được phát hiện trong khu cách ly hoặc khu đã được phong tỏa, cụ thể:
+ 1.535 ca ghi nhận tại TP.HCM: 1.346 ca là các trường hợp trong khu cách ly, khu vực đã được phong tỏa; 189 ca là người tại khu vực ổ dịch, tới khám sàng lọc tại bệnh viện.
+ 215 ca ghi nhận tại tỉnh Bình Dương: 123 ca là các trường hợp trong khu cách ly, khu vực đã được phong tỏa; 92 ca đang điều tra dịch tễ.
+ 74 ca ghi nhận tại tỉnh Đồng Nai: 33 ca là các trường hợp trong khu cách ly, khu vực đã được phong tỏa; 32 ca liên quan đến công ty tại huyện Vĩnh Cửu; 9 ca đang điều tra dịch tễ.
+ 41 ca ghi nhận tại tỉnh Vĩnh Long: 30 ca liên quan đến công ty tại huyện Long Hồ; 11 ca đang điều tra dịch tễ.
+ 30 ca ghi nhận tại tỉnh Bến Tre: 20 ca là các trường hợp F1 đã được cách ly; 3 ca liên quan đến chợ P.5; 1 ca có tiền sử về từ TP.HCM; 6 ca đang điều tra dịch tễ.
+ 25 ca ghi nhận tại tỉnh Phú Yên: 21 ca là các trường hợp trong khu cách ly, khu phong tỏa; 4 ca đang điều tra dịch tễ.
+ 19 ca ghi nhận tại tỉnh Sóc Trăng: 4 ca là các trường hợp F1 đã được cách ly; 1 ca có tiền sử về từ TP.HCM; 1 ca có tiền sử về từ TP Cần Thơ; 1 ca có tiền sử về từ tỉnh Đồng Nai; 12 ca đang điều tra dịch tễ.
+ 17 ca ghi nhận tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu: 5 ca là các trường hợp F1 đã được cách ly; 10 ca trong khu vực đã được phong tỏa; 1 ca có tiền sử về từ TP.HCM; 1 ca đang điều tra dịch tễ.
+ 14 ca ghi nhận tại tỉnh Quảng Ngãi: là các trường hợp trong khu cách ly, khu phong tỏa.
+ 12 ca ghi nhận tại TP Hà Nội: 11 ca là các trường hợp F1; 1 ca có tiền sử đi về từ TP.HCM.
+ 8 ca ghi nhận tại tỉnh An Giang: 5 ca là các trường hợp F1 đã được cách ly; 2 ca có tiền sử về từ TP.HCM; 1 ca có tiền sử về từ tỉnh Vĩnh Long.
+ 6 ca ghi nhận tại tỉnh Đồng Tháp: 5 ca là các trường hợp F1 đã được cách ly; 1 ca đang điều tra dịch tễ.
+ 5 ca ghi nhận tại tỉnh Trà Vinh: có tiền sử đi về từ TP.HCM, đã chủ động khai báo y tế và được cách ly.
+ 3 ca ghi nhận tại tỉnh Bắc Ninh: 1 ca là F1 đã được cách ly từ trước; 2 ca có tiền sử về từ TP.HCM.
+ 2 ca ghi nhận tại tỉnh Hậu Giang: 1 ca là F1 của BN25440; 1 ca có tiền sử đi về từ TP Cần Thơ.
+ 2 ca ghi nhận tại tỉnh Quảng Nam: 1 ca là F1 của BN51182 đã được cách ly từ trước; 1 ca đang điều tra dịch tễ.
+ 2 ca ghi nhận tại tỉnh Vĩnh Phúc: có tiền sử đi về từ TP.HCM, đã chủ động khai báo y tế.
+ 2 ca ghi nhận tại tỉnh Lào Cai: có tiền sử đi về từ TP.HCM, đã chủ động khai báo y tế.
+ 1 ca ghi nhận tại tỉnh Thái Bình: có tiền sử đi về từ TP.HCM, đã chủ động khai báo y tế.
+ 1 ca ghi nhận tại tỉnh Gia Lai: đang điều tra dịch tễ.
Tính đến sáng 19-7 Việt Nam có tổng cộng 53.785 ca ghi nhận trong nước và 2.060 ca nhập cảnh. Số lượng ca mắc mới ghi nhận trong nước tính từ ngày 27-4 đến nay là 52.215 ca, trong đó có 7.893 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.
Có 12 tỉnh, thành phố đã qua 14 ngày không ghi nhận trường hợp mắc mới: Yên Bái, Quảng Trị, Tuyên Quang, Sơn La, Ninh Bình, Thái Nguyên, Điện Biên, Hải Dương, Phú Thọ, Quảng Ninh, Hòa Bình, Bắc Kạn.
Có 4 tỉnh không có lây nhiễm thứ phát trên địa bàn: Vĩnh Phúc, Quảng Nam, Nam Định, Lào Cai. Tổng số ca được điều trị khỏi: 10.667 ca. Số bệnh nhân nặng đang điều trị ICU: 118 ca. Số bệnh nhân nguy kịch đang điều trị ECMO: 18 ca.
Có thêm 22.654 người được tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 trong ngày 18-7. Tổng cộng đã thực hiện tiêm chủng 4.283.906 liều vắc xin phòng COVID-19, trong đó số người đã được tiêm 1 mũi là 3.977.431 người. Số người đã được tiêm đủ 2 mũi là: 306.475 người.
* 0h sáng nay 19-7, Hà Nội bắt đầu triển khai các biện pháp cấp bách: tạm dừng tất cả hoạt động kinh doanh, dịch vụ không thiết yếu. Cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ được hoạt động bao gồm: nhà máy, cơ sở sản xuất, công trình giao thông, xây dựng, cơ sở kinh doanh dịch vụ, hàng hóa thiết yếu (như lương thực, thực phẩm, dược phẩm, điện, nước, nhiên liệu, xăng, dầu...).
Các cửa hàng dịch vụ ăn uống chỉ bán hàng mang về, cơ sở giáo dục, ngân hàng, kho bạc, các cơ sở kinh doanh dịch vụ trực tiếp liên quan đến hoạt động ngân hàng và bổ trợ doanh nghiệp (như công chứng, luật sư, đăng kiểm, đăng ký giao dịch bảo đảm...), chứng khoán, bưu chính, viễn thông, dịch vụ hỗ trợ vận chuyển; xuất, nhập khẩu hàng hóa, khám bệnh, chữa bệnh, tang lễ... yêu cầu bắt buộc khai báo y tế bằng mã QR.
Theo thống kê mới nhất, Việt Nam hiện đứng vị trí 116 trong số quốc gia, vùng lãnh thổ có ghi nhận ca bệnh COVID-19, với tỉ lệ tử vong hơn 2,5/1 triệu dân. Tuy số ca mắc tăng nhanh nhưng Việt Nam vẫn giữ được tỉ lệ tử vong ở mức thấp trong số quốc gia, vùng lãnh thổ có ca bệnh.
Đồ họa: NGỌC THÀNH
Nguồn TTO
0 comments:
Đăng nhận xét