Tối 30-7, Bộ Y tế cho biết cả nước ghi nhận thêm 3.657 ca mắc COVID-19, trong đó TP.HCM 1.542 ca. Tại TP.HCM, Bệnh viện dã chiến số 13 với quy mô 3.500 giường đang được tích cực hoàn thiện để đón bệnh nhân.
Lấy mẫu xét nghiệm cho người dân sống tại quận Phú Nhuận, TP.HCM - Ảnh: XUÂN MAI
Cụ thể tại TP.HCM 1.542 ca, Bình Dương (636), Long An (448), Đồng Nai (157), Cần Thơ (151), Khánh Hòa (139), Bà Rịa - Vũng Tàu (133), Hà Nội (81), Đồng Tháp (67), Đà Nẵng (65), Trà Vinh (36), Hậu Giang (28), Phú Yên (23), Bến Tre (18);
Bình Thuận (17), An Giang (16), Quảng Nam (13), Bình Phước (12), Ninh Thuận (11), Vĩnh Phúc (9), Đắk Lắk (8 ), Gia Lai (6), Quảng Ngãi (6), Hà Tĩnh (5), Đắk Nông (2), Hòa Bình (2), Lâm Đồng (1), Thanh Hóa (1), Hải Dương (1), Bắc Ninh (1), trong đó có 715 ca trong cộng đồng.
Như vậy, trong ngày 30-7, cả nước ghi nhận 8.649 ca mắc mới, trong đó 27 ca nhập cảnh và 8.622 ca ghi nhận trong nước. Trong đó tại TP.HCM 4.282 ca, Bình Dương (1.920), Long An (469), Đồng Nai (360), Tiền Giang (242), Khánh Hòa (217), Cần Thơ (174), Đồng Tháp (157), Hà Nội (144), Bà Rịa - Vũng Tàu (133), Bến Tre (97), Tây Ninh (88), Đà Nẵng (65), Phú Yên (40), Trà Vinh (36), Hậu Giang (28);Bình Định (17), Kiên Giang (17), Bình Thuận (17), An Giang (16), Vĩnh Long (15), Quảng Nam (13), Bình Phước (12), Ninh Thuận (11), Vĩnh Phúc (9), Đắk Lắk (8 ), Hà Tĩnh (7), Gia Lai (6), Quảng Ngãi (6), Đắk Nông (4), Thái Nguyên (3), Lạng Sơn (2), Hòa Bình (2), Nam Định (1), Lâm Đồng (1), Thanh Hóa (1), Hải Dương (1), Bắc Ninh (1), trong đó có 1.702 ca trong cộng đồng.
Tính đến chiều 30-7, Việt Nam có 137.062 ca mắc, trong đó có 2.235 ca nhập cảnh và 134.827 ca trong nước. Riêng số ca mắc mới ghi nhận trong nước tính của đợt dịch kể từ 27-4 đến nay là 133.257 ca, 32.710 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.
Có 4/62 tỉnh, thành phố đã qua 14 ngày không ghi nhận trường hợp mắc mới: Yên Bái, Điện Biên, Quảng Ninh và Bắc Kạn.
Có 9 tỉnh, thành phố không có lây nhiễm thứ phát trên địa bàn: Lào Cai, Ninh Bình, Kon Tum, Hà Giang, Sơn La, Lai Châu, Tuyên Quang, Quảng Trị, Nam Định.
Trong ngày 30-7, có 3.704 bệnh nhân được công bố khỏi bệnh, nâng tổng số ca được điều trị khỏi là 35.484 ca. Số bệnh nhân nặng đang điều trị ICU là 411 ca. Số bệnh nhân nguy kịch đang điều trị ECMO là 21 ca.
Đường phố vắng bóng người ở ngã 6 Lý Thái Tổ, quận 10, TP.HCM lúc 19h tối 28-7 - Ảnh: QUANG ĐỊNH
Tiểu ban điều trị Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 cùng ngày thông báo có 139 ca tử vong do COVID-19 (số 1023-1161) từ ngày 16 đến 30-7 tại 9 tỉnh, thành phố. Cụ thể, tại TP.HCM từ ngày 18 đến 30-7: 122 ca; Long An từ ngày 22 đến 29-7: 6 ca; Khánh Hòa từ ngày 28 và 29-7: 3 ca; Bến Tre từ ngày 28 và 29-7: 2 ca; Bình Dương từ ngày 16 và 17-7: 2 ca; Đồng Nai ngày 29-7: 1 ca; Vĩnh Long ngày 29-7: 1 ca; TP Cần Thơ ngày 20-7: 1 ca và Vĩnh Phúc ngày 30-7: 1 ca
Về tình hình xét nghiệm, trong 24 giờ qua đã thực hiện 142.274 xét nghiệm cho 371.118 lượt người. Số lượng xét nghiệm từ 27-4 đến nay đã thực hiện 5.853.565 mẫu cho 16.900.185 lượt người.
Về tình hình tiêm chủng, tổng số liều vắc xin đã được tiêm là 5.529.898 liều, trong đó tiêm 1 mũi là 4.983.496 liều, tiêm mũi 2 là 546.402 liều.
Ngày 30-7, đoàn công tác Bộ Y tế đã có mặt tại Bệnh viện dã chiến số 13 (xã Bình Hưng, huyện Bình Chánh, TP.HCM) để khảo sát tiến độ hoàn thành bệnh viện. Nhiều dãy nhà vẫn đang gấp rút được hoàn thiện.
Tổng thiết kế của Bệnh viện dã chiến số 13 có quy mô khoảng 3.500 giường. Khu 1 gồm 16 dãy phòng điều trị với hơn 1.350 giường. Khu 2 gồm 18 dãy phòng điều trị với công suất hơn 2.000 giường bệnh. Dự kiến bàn giao đợt 1 với công suất sử dụng 1.000 giường vào ngày 15-8.
Những hoạt động của ngành y tế trong ngày 30-7
- Để bảo đảm nguồn nhân lực y tế đáp ứng nhu cầu phòng, chống dịch COVID-19 tại địa phương, đơn vị mình và sẵn sàng hỗ trợ nhân lực y tế cho các tỉnh, thành phố có số lượng người bệnh COVID-19 gia tăng đột biến, Bộ Y tế đã gửi công văn số 6151/BYT-TCCB ngày 30-7 đến các đơn vị sự nghiệp y tế trực thuộc Bộ Y tế và sở y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
- Hướng dẫn các địa phương triển khai các biện pháp giảm mắc, giảm lây nhiễm, giảm tử vong; tăng cường năng lực thu dung, điều trị và đôn đốc đẩy nhanh tiến độ tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19.
- Tăng cường công tác truyền thông; huy động sự vào cuộc mạnh mẽ của cơ quan truyền thông, báo chí; phát huy vai trò của các tổ chức chính trị - xã hội để thông tin kịp thời tới từng người dân và cộng đồng. Đẩy mạnh tuyên truyền người dân sử dụng các ứng dụng công nghệ thông tin trong phòng chống dịch, thực hiện khai báo điện tử.
- Triển khai các ứng dụng công nghệ thông tin trong giám sát, hỗ trợ điều trị, chăm sóc người bệnh tại nhà. Hoàn thiện nền tảng tiêm chủng vắc xin COVID-19, tích cực triển khai hệ thống QR Code cá nhân để tạo điều kiện thuận lợi cho việc khai báo y tế, giám sát lịch trình di chuyển.
Nguồn TTO
0 comments:
Đăng nhận xét