Tổ chức trong nước (không bao gồm tự doanh) bán ròng đột biến 2.580 tỷ đồng trên HoSE trong tuần từ 26-30/7. Cá nhân trong nước mua ròng 2.200 tỷ đồng thông qua khớp lệnh và là động lực quan trọng giúp VN-Index vượt mốc 1.300 điểm.
Kết thúc phiên giao dịch cuối cùng của tuần từ 26-30/7, VN-Index đứng ở mức 1.310,05 điểm, tương ứng tăng 41,22 điểm (3,25%) so với phiên cuối tuần trước. HNX-Index tăng 13,08 điểm (4,33%) lên 314,85 điểm. UPCoM-Index tăng 2,56 điểm (3,03%) lên 86,93 điểm.
Thanh khoản thị trường đi xuống với tổng khối lượng khớp lệnh bình quân đạt gần 609 triệu cổ phiếu/phiên, giảm 8,5% so với tuần trước, giá trị khớp lệnh bình quân giảm 5,1% xuống 18.240 tỷ đồng/phiên.
Trong tuần cuối tháng 7, khối nhà đầu tư cá nhân trong nước và tự doanh công ty chứng khoán (CTCK) đã "cân" toàn bộ lực bán của khối nhà đầu tư tổ chức trong mước và khối ngoại để góp phần giúp các chỉ số hồi phục sau 3 tuần giảm điểm liên tiếp.
Giá trị mua, bán ròng phân loại theo nhà đầu tư. Đơn vị: Tỷ đồng.
Giá trị mua, bán ròng phân loại theo nhà đầu tư (khớp lệnh). Đơn vị: Tỷ đồng.
Cụ thể, theo số liệu từ FiinPro, tổ chức trong nước (không bao gồm tự doanh) có tuần bán ròng đột biến 2.580 tỷ đồng trên HoSE, tăng vọt so với mức chỉ 134 tỷ đồng của tuần trước đó. Nếu chỉ tính khớp lệnh thì đối tượng này bán ròng hơn 2.226 tỷ đồng. Trong khi đó, tự doanh CTCK mua ròng trở lại 595 tỷ đồng sau 2 tuần bán ròng liên tiếp (mua ròng 282 thông qua khớp lệnh).
10 cổ phiếu có giá trị mua, bán ròng của tổ chức trong nước lớn nhất. Đơn vị: Tỷ đồng.
Tổ chức trong nước (không gồm tự doanh) bán ròng mạnh nhất mã VHM với giá trị 1.801 tỷ đồng. Tiếp sau đó, hai cổ phiếu ngân hàng là CTG và STB bị bán ròng lần lượt 258 tỷ đồng và 330 tỷ đồng. Chiều ngược lại, ACB là mã được đối tượng này mua ròng mạnh nhất với 603 tỷ đồng. VIC và OCB được mua ròng lần lượt 123 tỷ đồng và 90 tỷ đồng.
Dòng vốn ngoại cũng có một tuần giao dịch tích cực khi mua ròng trở lại hơn 652 tỷ đồng trên HoSE, tương ứng khối lượng mua ròng là hơn 6,4 triệu cổ phiếu. Tuy nhiên, nếu chỉ tính riêng giao dịch khớp lệnh thì dòng vốn này vẫn bán ròng 273 tỷ đồng ở HoSE. Như vậy giao dịch của khối ngoại vẫn có áp lực đến VN-Index khi chỉ những theo phương thức khớp lệnh mới tác động đến biến động của chỉ số.
10 cổ phiếu có giá trị mua, bán ròng của khối ngoại lớn nhất. Đơn vị: Tỷ đồng.
AGG đứng đầu đầu danh sách mua ròng của khối ngoại sàn HoSE với giá trị 377 tỷ đồng. Đáng chú ý, đa phần giao dịch của khối ngoại đối với AGG được thực hiện trong phiên 27/7 và chủ yếu thông qua phương thức thỏa thuận. NVL, MSB và MSN đều được khối ngoại mua ròng trên 200 tỷ đồng trong tuần từ 26-30/7. SSI cũng được mua ròng hơn 160 tỷ đồng. Chiều ngược lại, KDH bị bán ròng mạnh nhất với 149 tỷ đồng. VIC và SAB bị bán ròng lần lượt 71 tỷ đồng và 66 tỷ đồng.
Trái ngược hoàn toàn với tổ chức trong nước (không gồm tự doanh và khối ngoại), khối nhà đầu tư cá nhân có đóng góp lớn giúp thị trường hồi phục khi mua ròng 1.330 tỷ đồng, dù vậy mức mua ròng này giảm khoảng 60% so với tuần trước đó. Nếu chỉ tính khớp lệnh thì còn số này đạt đến 2.200 tỷ đồng.
10 cổ phiếu có giá trị mua, bán ròng của cá nhân trong nước lớn nhất. Đơn vị: Tỷ đồng.
Cá nhân trong nước mua ròng mạnh nhất mã VHM với 947 tỷ đồng. Các mã VPB, STB, VNM và CTG đều được mua ròng trên 200 tỷ đồng. Trong khi đó, ACB bị bán ròng mạnh nhất với 617 tỷ đồng. AGG và MSB bị bán ròng lần lượt 378 tỷ đồng và 317 tỷ đồng.
Nguồn NDH
0 comments:
Đăng nhận xét