31 thg 10, 2021

Nhà đầu tư cá nhân trong nước bán ròng 3.780 tỷ đồng trong tuần VN-Index vượt đỉnh

Nhà đầu tư cá nhân trong nước có phiên bán ròng mạnh nhất kể từ đầu năm với hơn 2.900 tỷ đồng (27/10). cá nhân trong nước bán ròng 3.667 tỷ đồng theo phương thức khớp lệnh trong tuần 25-29/10. Tổ chức trong nước bao gồm cả tự doanh đều mua ròng mạnh.


Thị trường chứng khoán biến động tích cực trong tuần từ 25-29/10 cả về mặt điểm số lẫn thanh khoản. kết thúc phiên giao dịch cuối cùng của tháng 10, VN-Index lên mức cao nhất mọi thời đại 1.444,27 điểm, tương ứng tăng 55,03 điểm (4%) so với phiên cuối tuần trước. HNX-Index tăng 20,91 điểm (5,3%) lên 412,12 điểm. UPCoM-Index tăng 5,02 điểm (5%) lên 105,38 điểm.

Thanh khoản thị trường tăng mạnh so với tuần trước đó. Tổng giá trị giao dịch bình quân đạt 31.962 tỷ đồng/phiên, tăng 20,7% so với tuần trước. Trong đó, giá trị khớp lệnh bình quân cũng tăng 19% lên 29.794 tỷ đồng.

VN-Index vượt đỉnh với dấu ấn đến từ nhà đầu tư tổ chức và khối ngoại, trong khi cá nhân trong nước giao dịch theo chiều hướng xấu khi bán ròng mạnh trở lại.

Giá trị mua, bán ròng phân loại theo nhà đầu tư. Đơn vị: Tỷ đồng.

Theo dữ liệu của FiinPro, cá nhân trong nước bán ròng trở lại 3.779 tỷ đồng trên HoSE sau khi mua ròng đột biến ở tuần trước đó. Nếu tính về khớp lệnh, nhà đầu tư này bán ròng 3.667 tỷ đồng. Trong tuần, cá nhân trong nước có phiên bán ròng mạnh nhất kể từ đầu năm với hơn 2.900 tỷ đồng (27/10).

10 cổ phiếu có giá trị mua, bán ròng khớp lệnh của cá nhân trong nước lớn nhất. Đơn vị: Tỷ đồng.

Nhà đầu tư cá nhân trong nước bán ròng mạnh nhất mã VHM với 799 tỷ đồng. HPG và ACB đứng sau với giá trị bán ròng lần lượt 711 tỷ đồng và 533 tỷ đồng. Các mã như STB, MSN hay GAS đều bị bán ròng trên 400 tỷ đồng. Trong khi đó, NLG được mua ròng mạnh nhất với 774 tỷ đồng. DCM và PAN được mua ròng lần lượt 394 tỷ đồng và 275 tỷ đồng.

Trái ngược với các cá nhân, tổ chức trong nước có một tuần giao dịch tích cực. Đối với tổ chức trong nước (không gồm tự doanh), họ mua ròng trở lại 1.390 tỷ đồng, trong đó có 966 tỷ đồng đến từ giao dịch khớp lệnh.

10 cổ phiếu có giá trị mua, bán ròng của tổ chức trong nước (không gồm tự doanh) lớn nhất. Đơn vị: Tỷ đồng.

VJC là cổ phiếu được tổ chức trong nước mua ròng mạnh nhất với 450 tỷ đồng. Tiếp sau đó, VHM và ACB được mua ròng lần lượt 350 tỷ đồng và 314 tỷ đồng. Chiều ngược lại, DCM bị bán ròng mạnh nhất với 408 tỷ đồng. NBB và NLG đều bị bán ròng trên 200 tỷ đồng.

Tương tự, khối tự doanh có tuần mua ròng cao nhất kể từ đầu năm với 1.947 tỷ đồng. Giao dịch của khối tự doanh hầu hết được thực hiện thông qua phương thức khớp lệnh với 1.948 tỷ đồng.

10 cổ phiếu có giá trị mua, bán ròng của tự doanh lớn nhất. Đơn vị: Tỷ đồng.

TCB là cổ phiếu được khối tự doanh mua ròng mạnh nhất tuần qua với 256 tỷ đồng. ACB và VHM đứng sau với giá trị mua ròng đều trên 200 tỷ đồng. Ở chiều ngược lại, các chứng chỉ quỹ ETF nội bị dòng vốn tự doanh bán ròng mạnh. Đứng đầu danh sách bán ròng là FUESSVFL với 149 tỷ đồng. E1VFVN30 đứng sau với 64 tỷ đồng. FUEVFVND cũng bị bán ròng 47 tỷ đồng. NKG đứng thứ 3 trong danh sách bán ròng của khối tự doanh với 56 tỷ đồng.

Khối ngoại giao dịch cũng tích cực khi chấm dứt chuỗi 11 tuần bán ròng liên tiếp bằng việc mua ròng trở lại 441 tỷ đồng. Nếu chỉ tính về giao dịch khớp lệnh thì dòng vốn này mua ròng trên 752 tỷ đồng.

10 cổ phiếu có giá trị mua, bán ròng của khối ngoại lớn nhất. Đơn vị: Tỷ đồng.

HPG được khối ngoại mua ròng trở lại 343 tỷ đồng trong tuần vừa qua. Đứng thứ 2 trong danh sách mua ròng của khối ngoại là GAS với 265 tỷ đồng. Các mã STB, VHM, CTG và DXG đều có giá trị mua ròng của khối ngoại trên 200 tỷ đồng. Trong khi đó, NLG tiếp tục bị bán ròng 625 tỷ đồng. VJC đứng thứ 2 trong danh sách bán ròng với 440 tỷ đồng.

Nguồn NDH

0 comments:

Đăng nhận xét