17 thg 3, 2022

Mỹ cấm công ty viễn thông Trung Quốc vì 'rủi ro an ninh'

Ngày 16-3, cơ quan quản lý Mỹ đã tước giấy phép viễn thông của Công ty Pacific Networks thuộc sở hữu nhà nước của Trung Quốc. Đây là đòn mới nhất từ phía Mỹ trong cuộc đối đầu âm ỉ giữa Bắc Kinh và Washington.

Cuộc đối đầu kinh tế giữa Bắc Kinh và Washington có bớt ầm ĩ hơn sau nhiệm kỳ của tổng thống Donald Trump - Ảnh: AP

Theo Hãng tin AFP, Washington trước đó đã thu hồi giấy phép của hai hãng viễn thông China Telecom và China Unicom.

Mới nhất, Ủy ban Truyền thông Liên bang Mỹ (FCC) đã đưa ra thời hạn 60 ngày để Pacific và công ty con ComNet cắt dịch vụ.

"Quyền sở hữu và kiểm soát của các công ty thuộc Chính phủ Trung Quốc làm tăng nguy cơ an ninh quốc gia và rủi ro trong việc thực thi pháp luật", FCC cho biết trong một tuyên bố.

Cơ quan này cũng cho rằng Bắc Kinh có thể theo dõi hoặc làm gián đoạn liên lạc của Mỹ.

ComNet hiện chưa có phản hồi về quyết định mới nhất của Mỹ. Theo báo South China Morning Post, Pacific Networks và ComNet trước đó đã nói với FCC rằng hoạt động của họ không chịu sự kiểm soát của Chính phủ Trung Quốc.

Việc thu hồi giấy phép của Pacificc Network diễn ra giữa bối cảnh Tổng thống Mỹ Joe Biden đang thúc đẩy chiến lược đối đầu với Trung Quốc trên diện rộng.

Giới chuyên môn đánh giá chính sách Trung Quốc của ông Biden có phần giống với chiến lược cứng rắn của người tiền nhiệm Donald Trump.

Những năm qua, mối quan hệ giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới đã trở nên căng thẳng trên nhiều mặt như thương mại, nhân quyền, Đài Loan và đại dịch COVID-19.

Theo AFP, China Telecom là nhà khai thác đường dây viễn thông cố định lớn nhất của Trung Quốc.

Song, hãng này đã gặp khó khăn ở Mỹ trong nhiều năm, đặc biệt là dưới thời ông Trump, khi chính quyền của ông liên tục xung đột với Bắc Kinh về thương mại.

Các công ty viễn thông Trung Quốc đã đấu tranh chống lại các hạn chế do Mỹ áp đặt.

Điển hình, trong một tuyên bố hồi đầu năm nay, China Unicom chỉ trích quyết định của FCC là "không có bất kỳ cơ sở chính đáng nào và không tuyên theo quy trình tố tụng bắt buộc".

Nguồn TTO

0 comments:

Đăng nhận xét