Các công ty chứng khoán tại Việt Nam đang “vừa đá bóng vừa thổi còi”. Một mặt thì cung cấp dịch vụ quản lý tài khoản, tư vấn nhà đầu tư mua chứng khoán. Mặt khác, chính các công ty này đi đầu tư chứng khoán và nắm toàn bộ thông tin mua bán, giao dịch của khách hàng. Điều này khiến không ít nhà đầu tư nhỏ lẻ cho rằng mình không chỉ bị lừa dối thông tin mà còn bị chèn ép trong việc tham gia vào thị trường.
Bộ Tài chính cho rằng việc các công ty chứng khoán có nghiệp vụ tự doanh là đúng theo quy định của Luật Chứng khoán. Ảnh TTXVN
Thông lệ quốc tế và Luật chứng khoán Việt Nam cho phép
Về hiện tượng công ty chứng khoán (CTCK) quản lý tài khoản, tư vấn lại vừa thoải mái đầu tư chứng khoán, “vừa đá bòng vừa thổi còi”, đại diện Bộ Tài Chính cho biết, về thông lệ quốc tế và quy định pháp luật, CTCK được phép thực hiện nghiệp vụ tự doanh chứng khoán, bảo lãnh phát hành chứng khoán, môi giới chứng khoán và tư vấn đầu tư chứng khoán.
Khoản 1 Điều 72 Luật Chứng khoán đã quy định, CTCK được cấp phép thực hiện một, một số hoặc toàn bộ nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán gồm: Môi giới chứng khoán, Tự doanh chứng khoán, Bảo lãnh phát hành chứng khoán và Tư vấn đầu tư chứng khoán.
Để ngăn ngừa xung đột lợi ích, đại diện Bộ Tài chính cho biết, Luật Chứng khoán (Điều 89) và các văn bản hướng dẫn (Thông tư số 121/2020/TT-BTC của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về hoạt động CTCK) đã quy định hạn chế xung đột lợi ích giữa khách hàng và CTCK (Điều 4, 13, 22) theo đó, CTCK có nghĩa vụ ưu tiên quyền lợi và bảo vệ tài sản khách hàng.
Quá trình hoạt động, CTCK được cấp phép hoạt động nghiệp vụ tự doanh, quản lý tài khoản khách hàng và tư vấn đầu tư chứng khoán có thể có xung đột lợi ích giữa CTCK và khách hàng. Do vậy, để ngăn ngừa,
Ủy ban Chứng khoán Nhà nước thực hiện giám sát thường xuyên liên tục qua báo cáo hoặc kiểm tra tại chỗ hoạt động của các CTCK nhằm đảm bảo các CTCK hoạt động tuân thủ quy định pháp luật.
Giám sát giao dịch bất thường tăng lên 3 cấp độ
Quy định pháp luật về công tác giám sát giao dịch bất thường, xử lý các giao dịch thao túng đã được ban hành đầy đủ.
Trước đây, công tác giám sát trên thị trường chứng khoán trước đây được chia thành 2 cấp trong đó sở giao dịch chứng khoán là giám sát tuyến 1 có trách nhiệm giám sát dấu hiệu giao dịch bất thường, báo cáo UBCKNN, Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước tăng là giám sát tuyến 2.
Từ Luật Chứng khoán 2019, công tác giám sát giao dịch trên thị trường chứng khoán được nâng lên thành giám sát 3 cấp, theo đó bổ sung tuyến giám sát của công ty chứng khoán bên cạnh giám sát của SGDCK và Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước tăng.
Theo Bộ Tài chính, thời gian qua, Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước tăng đã có khuyến nghị và cảnh báo nhà đầu tư khi tham gia các hội nhóm chứng khoán, đang tiếp tục tăng cường giám sát, xử lý thông tin trên không gian mạng, phối hợp với các cơ quan chức năng trong phát hiện và xử lý nghiêm các cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm quy định của Luật Chứng khoán. Ví dụ như vụ án Đặng Như Quỳnh đăng tải thông tin thất thiệt trên trang Facebook cá nhân gây ảnh hưởng tiêu cực đến thị trường chứng khoán, tháng 4.2022.
Vụ án Trịnh Văn Quyết bị khởi tố về hành vi "Thao túng thị trường chứng khoán", "Che giấu thông tin trong hoạt động chứng khoán", tháng 3.2022 là một ví dụ về việc Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước tăng cường công tác giám sát, xử lý nghiêm đối với các tổ chức, cá nhân vi phạm các quy định giao dịch, công bố thông tin, đặc biệt là hoạt động giao dịch của các cổ đông lớn, cổ đông sáng lập, ban lãnh đạo doanh nghiệp.
Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước tăng tăng cường kiểm soát hoạt động của công ty chứng khoán, nhất là hoạt động cho vay sử dụng đòn bẩy tài chính; xử lý nghiêm công ty chứng khoán tham gia thực hiện thao túng thị trường chứng khoán. Điển hình là vụ án "thao túng thị trường chứng khoán" xảy ra tại Công ty cổ phần chứng khoán Trí Việt, Công ty cổ phần Louis Holdings, tháng 4.2022.
Nguồn Báo Lao Động
0 comments:
Đăng nhận xét